Bien bao lao dong Giá Seo, dịch vụ Seo, Seo website, Bảng giá Seo website, Đào tạo Seo
Mr Linh 01222334449 Ms Oanh: 01688809015 - Bình Định Mr Linh 01222334449 Email: giaiphapthuonghieu.org@gmail.com
Home » , , , » Tình hình tai nạn lao động 2013

Tình hình tai nạn lao động 2013



I.TÌNH HÌNH CHUNG
1. Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ)
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2013 trên toàn quốc đã xảy ra 6695 vụ TNLĐ làm 6887 người bị nạn trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 562  vụ
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 113 vụ
- Số người chết: 627 người
- Số người bị thương nặng: 1506 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 2308 người
2. So sánh tình hình TNLĐ năm 2013 với năm 2012
Qua các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ năm 2013 so với năm 2012 cho thấy số vụ tai nạn lao động và số nạn nhân được thống kê trong năm 2013 so với năm 2012 như sau:
TT
Chỉ tiêu thống kê
Năm 2012
Năm 2013
Tăng/giảm
1
Số vụ
6777
6695
-82 (1,2 %)
2
Số nạn nhân
6967
6887
-80 (1,2 %)
3
Số vụ có người chết
552
562
+10 ( 1,8%)
4
Số người chết
606
627
+21 (3,5%)
5
Số người bị thương nặng
1470
1506
+36 (2,5 %)
6
Số lao động nữ
1842
2308
+466 (25,3%)
7
Số vụ có 2 người bị nạn trở lên
95
113
+18(19%)
Bảng 1: So sánh tình hình TNLĐ năm 2013 và năm 2012

3. Tình hình TNLĐ ở các địa phương
3.1. Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người trong năm 2013
TT
Địa phương
Số vụ
Số người bị nạn
Số vụ chết người
Số người chết
Số người bị thương nặng
1
TP. Hồ Chí Minh
822
867
90
92
118
2
TP. Hà Nội
126
137
35
44
20
3
Quảng Ninh
528
537
32
36
298
4
Bình Dương
621
621
27
27
28
5
Đồng Nai
1.690
1.691
26
26
215
6
Thanh Hoá
44
52
17
21
31
7
Hà Tĩnh
59
64
16
16
34
8
Bắc Giang
109
111
15
17
24
9
Đà Nẵng
111
112
14
14
9
10
Nghệ An
33
37
13
13
24
                                Bảng 2:10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người nhất năm 2013
                Các địa phương trên có tổng số người chết vì tai nạn lao động chiếm 49% tổng số người chết vì tai nạn lao động trên toàn quốc.
                3.2. So sánh TNLĐ tại 10 địa phương để xảy ra nhiều TNLĐ chết người nhất năm 2013
 Theo số liệu báo cáo, Đồng Nai là địa phương thống kê được số vụ TNLĐ nhiều nhất, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số vụ tai nạn lao động chết người cao nhất cả nước:
TT
Địa phương
Số vụ
Số vụ chết người
Số người chết
2012
2013
Tăng/ giảm
2012
2013
Tăng/ giảm
2012
2013
Tăng/ giảm
1
TP. Hồ Chí Minh
1568
822
-746
98
90
-8
106
92
-14
2
TP. Hà Nội
152
126
-26
33
35
+2
39
44
+5
3
Quảng Ninh
454
528
+74
31
32
+1
37
36
-1
4
Bình Dương
446
621
+175
29
27
-2
33
27
-6
5
Đồng Nai
1624
1.690
+66
25
26
+1
27
26
-1
6
Thanh Hoá
77
44
-33
23
17
-6
23
21
-2
7
Hà Tĩnh
89
59
-30
20
16
-4
22
16
-6
8
Bắc Giang
108
109
+1
16
15
-1
16
17
+1
9
Đà Nẵng
48
111
+63
15
14
-1
15
14
-1
10
Nghệ An
48
33
-15
12
13
+1
13
13
0


Bảng 3: So sánh tình hình TNLĐ năm 2013 với năm 2012 của 10 địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người nhất
Hình ảnh minh hoạ
4. Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng năm 2013
- Vụ tai nạn do sập dàn giáo xảy ra vào 23g00 ngày 11/01/2013 làm 03 người chết tại công trình cầu Sông Tranh, thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương;
- Vụ tai nạn do ngã vào hồ xử lý chất thải xảy ra vào 10g20 ngày 24/4/2013 làm 03 người chết tại Công ty Hoà Dương, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh;
- Vụ tai nạn do sập đá xảy ra vào 8g30 ngày 05/5/2013 làm 02 người chết tại mỏ đá Lèn Rỏi, thuộc công ty TNHH Kiều Phương, xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, Nghệ An;
- Vụ tai nạn do sự cố vận thăng xảy ra vào 6g30 phút ngày 18/5/2013 làm chết 03 người, tại công trình xây dựng khu đô thị Đại Thanh, Thanh Trì, Hà Nội do doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 1 - Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư;
- Vụ tai nạn do sạt lở mỏ đá xảy ra vào 6g00 ngày 07/6/2013 làm chết 03 người và 01 người bị thương nặng tại mỏ đá xã Đông Quang, Đông Sơn, Thanh Hoá thuộc Công ty TNHH một thành viên Sông Mã;
- Vụ tai nạn do ngạt khí xảy ra ngày 31/7/2013 làm 03 người chết tại vỉa than 643 (phường Vàng Danh, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) thuộc Công ty TNHH MTV than Đồng Vông - Vinacomin;
- Vụ tai nạn do ngạt khí xảy ra ngày 04/9/2013 làm 06 người chết tại nhà máy tinh luyện dầu của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đa quốc gia thuộc cụm công nghiệp Vàm Cống, Bình Thạnh, Lấp Vò, Đồng Tháp;
- Vụ tai nạn do trật toa xe khỏi đường ray xảy ra ngày 24/11/2013 làm 03 người chết và 04 người bị thương tại công ty cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin;
- Vụ tai nạn do ngạt khí xảy ra ngày 07/12/2013 làm 04 người chết tại công ty TNHH Việt Nam Chitin - HG thuộc ấp Phú Thạch, xã Tân Phú Thạch, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
 Hình ảnh minh hoạ
II. PHÂN TÍCH CÁC VỤ TAI NẠN LAO ĐỘNG TỪ CÁC BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG

Theo báo cáo chưa đầy đủ của 63 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2013 toàn quốc đã xảy ra 562 vụ tai nạn lao động chết người, nhưng đến ngày 31tháng 12 năm 2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới nhận được 175 biên bản điều tra (189 người chết). Phân tích từ các biên bản điều tra tai nạn lao động chết người nhận được, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có một số đánh giá như sau:
1. Tình hình tai nạn lao động chết người theo loại hình cơ sở sản xuất (Phân tích từ 175 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)
- Loại hình Công ty cổ phần chiếm 34,3% số vụ tai nạn chết người và 31,7% số người chết;
- Loại hình Công ty TNHH chiếm 28% số vụ tai nạn chết người và 26% số người chết;
- Loại hình Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm 18,3% số vụ tai nạn và 16,9%  số người chết;
- Loại hình Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm 5,1% số vụ tai nạn và 4,8% số người chết;
- Loại hình Công ty liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài chiếm 2,3% số vụ tai nạn và 2,1% số người chết.
2. Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người (Phân tích từ 175 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)
- Lĩnh vực xây dựng chiếm 28,6% tổng số vụ tai nạn và 26,5% tổng số người chết;
- Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 15,4% tổng số vụ và 14,3% tổng số người chết;
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện chiếm 6,3% tổng số vụ và 5,8% tổng số người chết;
- Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 5,1 % tổng số vụ và 4,8% tổng số người chết.
3. Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất (Phân tích từ 175 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)
                - Ngã từ trên cao chiếm 26,9% tổng số vụ và 24,9% tổng số người chết;
- Điện giật chiếm 21,7% tổng số vụ và 20,1% tổng số người chết;
- Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 14,6% tổng số vụ và 13,6% tổng số người chết;
- Vật rơi, đổ sập chiếm 14,3% tổng số vụ và 13,2% tổng số người chết;
- Tai nạn giao thông chiếm 11% tổng số vụ và 10,1% tổng số người chết;
- Vật văng bắn chiếm 4% tổng số vụ và 3,7% tổng số người chết.
4. Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người (Phân tích từ 175 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)
* Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 59%, cụ thể:
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 22% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 18% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động chiếm 10% tổng số vụ;
- Do tổ chức lao động chiếm 6% tổng số vụ; người sử dụng lao động không trang bị phương tiện an toàn lao động bảo vệ cá nhân chiếm 3%.
*Nguyên nhân người lao động chiếm 26%, cụ thể:
- Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động chiếm 21% tổng số vụ;
- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 5% tổng số vụ;
Còn lại 15% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác.
Hình ảnh minh hoạ
                                
5. Xử lý trách nhiệm đối với vụ tai nạn lao động
Năm 2013 ngoài một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết nhiều người trong đang trong quá trình điều tra nên chưa có hình thức xử lý, có 03 vụ được chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát để đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự và khởi tố các cá nhân có liên quan, trong đó có 02 vụ đã khởi tố, cụ thể:
- Vụ tai nạn lao động làm 01 người chết xảy ra ngày 10/4/2013 tại Công ty cổ phần Traco Hùng Vương, Lô A, 116 Phạm Hùng, Rạch Giá, Kiên Giang, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã tiến hành khởi tố về việc vi phạm quy định về an toàn lao động theo Điều 227 Bộ luật hình sự.
- Vụ tai nạn lao động làm 03 người chết xảy ra vào 10h20 ngày 24/4/2013 tại Công ty Hoà Dương, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố.
- Vụ tai nạn lao động làm 2 người chết xảy ra ngày 05/5/2013, tại mỏ đá Lèn Rỏi, xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ, Nghệ An, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đề nghị tiến hành khởi tố 01 bị can về tội vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên, gây hậu quả nghiêm trọng.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Tình hình TNLĐ năm 2013 so với năm 2012
Năm 2013, mặc dù số vụ TNLĐ giảm 81 vụ (giảm 1,2%), tổng số nạn nhân giảm 80 người (giảm 1,2%) nhưng số vụ TNLĐ chết người tăng 10 vụ (tăng 1,8%) và số người chết tăng 21 người (tăng 3,5%). Đặc biệt là số vụ có 02 người bị thương nặng trở lên và số nạn nhân là lao động nữ tăng lần lượt là 55,8% và 19% (chi tiết tại Bảng 1 nêu trên). Thành phố Hồ Chí Minh có số vụ tai nạn lao động năm 2013 giảm 47,5% so với năm 2012.
2. Tình hình điều tra tai nạn lao động
Nhìn chung các vụ tai nạn lao động có khai báo đã được điều tra đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế. Tuy nhiên nhiều địa phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số biên bản nhận được chỉ chiếm 31% tổng số vụ TNLĐ chết người. Do sự phối hợp chưa tốt trong việc giải quyết các vụ tai nạn lao động chết người  theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC ngày 12/01/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nên tiến độ điều tra các vụ TNLĐ chết người vẫn còn rất chậm so với quy định. Còn nhiều vụ tai nạn xảy ra trong khai thác khoáng sản của tư nhân, trong các công trình xây dựng nhà ở của dân chưa được tiến hành điều tra, thống kê và báo cáo.
Trong năm 2013, một số địa phương đã tiến hành điều tra tai nạn lao động và báo cáo về Bộ khẩn trương, kịp thời như: Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh; trong đó tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hà Nội là những địa phương thực hiện tốt nhất chế độ báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Chất lượng báo cáo tai nạn lao động năm 2013
Nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc báo cáo tình hình tai nạn lao động theo đúng mẫu và thời gian quy định tại Thông tư liên tịch 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế. Nhiều địa phương không có “Báo cáo TNLĐ theo loại hình doanh nghiệp, nghề nghiệp” hoặc số liệu báo cáo không đầy đủ, không đúng biểu mẫu quy định. Đặc biệt tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương vẫn còn thấp, trong năm 2013 có 19.818 doanh nghiệp (ước tính khoảng 5,3% tổng số doanh nghiệp toàn quốc) báo cáo (năm 2012 là 19.311 doanh nghiệp), gây khó khăn trong việc đánh giá tình hình tai nạn lao động toàn quốc. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương gửi báo cáo về Bộ cũng rất chậm.
Để khắc phục tình trạng báo cáo của các doanh nghiệp nêu trên, đề nghị Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương kiên quyết xử phạt các doanh nghiệp không báo cáo định kỳ về tai nạn lao động theo quy định của Chính phủ. 
4. Thiệt hại về vật chất
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2013 (chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,...) là 71,85 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 6,27 tỷ đồng. Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 153.658 ngày.
Hình ảnh minh hoạ
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẦN THỰC HIỆN NĂM 2014
Căn cứ vào tình hình và nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động trong năm 2013, để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người lao động quan tâm triển khai thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau:
1. Các Bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản lý tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, đặc biệt trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về mất an toàn lao động, gây tai nạn lao động và các công trình trọng điểm.
2. Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp trong việc điều tra, xử lý nhanh, dứt điểm các vụ tai nạn lao động để kịp thời giải quyết chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động cũng như có biện pháp khắc phục những sai phạm.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức của các Bộ, ngành, địa phương để chủ động thông tin tuyên truyền về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động đến doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động, nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn tăng cường tự kiểm tra về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựng các quy trình, biện pháp làm việc an toàn và phương án xử lý sự cố và ứng cứu khẩn cấp.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ mất an toàn lao động trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc việc điều tra, báo cáo tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng theo quy định.
6. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tăng cường tự kiểm tra về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; cải thiện điều kiện lao động; chủ động xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp.
7. Người lao động nâng cao ý thức tuân thủ nội quy, quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động lao động, cảnh giác phát hiện những nguy cơ về tai nạn lao động, sự cố để kịp thời thông báo đến người có trách nhiệm để có biện pháp xử lý kịp thời.
8. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động của Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2014 nhằm đạt các mục tiêu của Chương trình Quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010./.
Nguồn : Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tạo khung comment G+ cho blogger->Seo website top 1 Google nhanh ->Quảng cáo trực tuyến hiệu quả

Từ khóa đã Seo Top Google cho khách hàng.

Chia sẽ từ khóa SEO Google để có module này

Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus
Bien bao lao dong | Đào tạo Seo website top 1 | Quảng cáo Google Adwords | Dịch vụ Seo | Seo website | Bảng giá Seo website | Quảng bá website | Đào tạo Seo